Thương hiệu là một cái tên, biểu tượng, màu sắc, ký hiệu…mà người tiêu dùng nhận biết về thương hiệu, giúp thương hiệu khác biệt hóa so với đối thủ. Ngoài ra, thương hiệu còn đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Cùng Navee tìm hiểu về 5 vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp nhé!
Nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt
Vai trò của thương hiệu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn là thương hiệu tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm doanh nghiệp.
Giữa hàng trăm, hàng nghìn đối thủ trên thị trường vậy làm cách nào để người tiêu dùng có thể phân biệt được sản phẩm này là của thương hiệu nào? Đó chính là nhờ vào nhận diện thương hiệu. Thương hiệu chính là một cái tên, một ký hiệu, một biểu tượng, một câu slogan hay bất cứ thứ gì khiến khách hàng ghi nhớ và nhận ra đây là sản phẩm của thương hiệu nào.
Thương hiệu tạo ra sự khác biệt hóa về sản phẩm cho doanh nghiệp trên thị trường, nhờ vậy mà người tiêu dùng biết được thương hiệu của bạn là ai và họ lựa chọn sản phẩm của bạn thay vì những sản phẩm kém tên tuổi khác.
Nhận diện thương hiệu giúp tạo lợi thế cạnh tranh
Thương hiệu càng có giá trị thì lợi thế cạnh tranh càng cao và mang tính bền vững lâu dài. Vì vậy, xây dựng chiến lược phát triển giá trị thương hiệu là nhiệm vụ quan trọng để doanh nghiệp tồn tại trên đường đua dài. Bởi, khi đã xây dựng nhận diện thương hiệu thành công đồng nghĩa thương hiệu đã có số lượng lớn khách hàng trung thành nhất định và yêu mến thương hiệu.
Thương hiệu nào có đông đảo người tiêu dùng tin yêu và khách hàng trung thành nhất định thương hiệu đó đã có “vị thế” hơn hẳn so với những đối thủ khác. Tuy nhiên, để có được sự tín nhiệm và lòng trung thành của người tiêu dùng thì doanh nghiệp phải có sự đầu tư nghiêm túc vào quá trình xây dựng thương hiệu.
Việc hiểu được vai trò và giá trị của hình ảnh doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu thành công.
Thương hiệu thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm
Một thương hiệu nổi tiếng về chất lượng sản phẩm và mức độ uy tín cao, hiển nhiên sẽ thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của thương hiệu thay vì mua sản phẩm của thương hiệu đối thủ.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy thương hiệu có vai trò thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm từ ví dụ thực tế từ các thương hiệu nổi tiếng. Chẳng hạn, Biti’s Hunter định vị thương hiệu của họ là nơi tạo ra những đôi giày thể thao cá tính, mang phong cách tự do của giới trẻ, sản phẩm chất lượng. Khiến giới trẻ “xếp hàng” để mua sản phẩm Biti’s Hunter mỗi khi thương hiệu này ra bộ sưu tập giày mới.
Ví dụ khác về dòng điện thoại thông minh Iphone của Apple, thương hiệu Apple với sự nổi tiếng là một thương hiệu chuyên cho ra đời những dòng điện thoại chất lượng, uy tín, thời thượng, nhiều tính năng hiện đại và đặc biệt là nó thể hiện được “đẳng cấp” người dùng khi sở hữu một chiếc Iphone phiên bản mới nhất. Đó là lý do tại sao mỗi khi Iphone mở bán một dòng Iphone mới đều khiến người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới “đổ xô” đi mua.
Ngoài ra, người tiêu dùng thường “truyền miệng” về trải nghiệm sản phẩm của một thương hiệu nào đó, nếu người dùng có trải nghiệm tốt họ sẽ không ngần ngại mà giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp, gia đình nên chọn mua sản phẩm của thương hiệu.
Thương hiệu giúp xây dựng lòng tin của khách hàng/ đối tác
Vai trò của nhận diện thương hiệu mà doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là thương hiệu giúp xây dựng lòng tin của khách hàng và đối tác của doanh nghiệp. Bởi, thương hiệu lớn mạnh sẽ tỷ lệ thuận với độ uy tín thương hiệu, vì vậy mà khách hàng có niềm tin và họ không thất vọng khi trải nghiệm sản phẩm của thương hiệu.
Đối với đối tác và các nhà đầu tư, họ rất sẵn lòng hợp tác với một thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín. Ngược lại thương hiệu “mang tiếng xấu” rất khó để tìm được đối tác dài lâu hay kêu gọi vốn đầu tư.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao những thương hiệu lớn tầm cỡ như Google, Apple, Intel, Microsoft,…lại có rất nhiều người tài giỏi, thông thái trong bộ máy nhân sự của họ không?
Đơn giản đó là một thương hiệu lớn mạnh, đem lại nhiều giá trị cho người dùng và xã hội luôn có “lực hấp dẫn” nhân tài trên khắp mọi nơi. Người tài giỏi muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, nơi có đủ điều kiện để họ thể hiện năng lực của mình.
Hơn nữa, những thương hiệu hùng mạnh đều có chế độ làm việc, chế độ đãi ngộ cực kỳ tốt dành cho nhân viên của mình. Vậy thì không có lý do gì để một nhân tài có thể từ chối môi trường làm việc tiềm năng như thế. Nhiều người tài giỏi tập hợp trong một thương hiệu lớn sẽ càng làm thương hiệu ngày càng phát triển, ngày càng tạo ra nhiều giá trị.
Hy vọng bài chia sẻ về 5 vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp sẽ giúp ích cho quá trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp của bạn!
Lưu ý: Bài viết được dẫn nguồn nội dung từ trang https://www.navee.asia và đã thay đổi hình ảnh phù hợp.